Tăng cường vai trò tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi trong bảo vệ môi trường

09:15 AM 09/11/2020 |  Lượt xem: 2274 |  In bài viết | 

Quang cảnh hội thảo

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành nêu rõ, tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV đã xem xét, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với mục tiêu cải cách thể chế môi trường tiệm cận, hài hòa với chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mục tiêu cao nhất của dự thảo Luật là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đề nghị, các đại biểu đánh giá quá trình tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường hiện nay, qua đó làm rõ những thuận lợi, khó khăn, hạn chế, bất cập trong thực tiễn, đặc biệt đối với vùng DTTS và MN. Trên cơ sở này, xem xét, đánh giá các điểm mới mang tính đột phá của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), trọng tâm là các lĩnh vực: đầu tư công, đầu tư và xây dựng, quy định đánh giá tác động môi trường; thời điểm thẩm định báo cáo, cấp giấy phép môi trường, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả khi, thẩm định thiết kế xây dựng; danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện…Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng đề nghị các đại biểu xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý nhà nước giữa Luật Bảo vệ môi trường với hệ thống pháp luật hiện nay, đặc biệt là mối tương quan của từng chính sách trong dự thảo Luật với các luật chuyên ngành khác để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo

Các đại biểu nêu rõ, tiếp cận thông tin môi trường là quyền cơ bản của công dân, giúp người dân nắm được những thông tin thiết yếu và cập nhật các vấn đề môi trường. Từ đó, tạo cơ sở cho quá trình tham vấn cộng đồng và giám sát xã hội trong các vấn đề môi trường. Trong dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi), các đại biểu mong muốn, cần ưu tiên làm rõ quyền tiếp cận thông tin đánh giá tác động môi trường có xét đến đối tượng nhận thông tin là nhóm người yếu thế, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số; thông tin về kế hoạch bảo vệ môi trường và công tác cung cấp thông tin liên quan đến sự cố môi trường ở nhiều phạm vi quản lý khác nhau. Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần làm rõ hơn quy định về cơ quan cung cấp thông tin, mức độ công khai thông tin, thời gian và hình thức thông tin được công bố, đặc biệt cần bảo đảm tính kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường.

CHỦ ĐỀ CỦA NĂM

LIÊN KẾT