Câu hỏi: Cộng đồng dân cư có vai trò như thế nào trong việc BVMT nước?

07:41 PM 28/12/2016 |  Lượt xem: 483 |  In bài viết | 

Trả lời:

     Trong các cuốn từ điển tiếng Việt, không có khái niệm cộng đồng dâc cư mà chỉ có khái niệm về cộng đồng hay cộng đồng xã hội. Theo Từ điển tiếng Việt, cộng đồng được hiểu là "chung nhau và công khai. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cộng đồng xã hội là một tập đoàn người, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn.

     Tuy vậy, khi sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật (dân sự, đất đai, môi trường), thuật ngữ được sử dụng là cộng đồng dân cư. Trên thực tế, quy định về nghĩa vụ BVMT nước của cộng đồng dân cư được quy định tại Luật BVMT năm 2014 và Luật Tài nguyên ước năm 2012. Theo đó, Điều 86, Luật BVMT năm 2014 quy định: Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về BVMT nơi mình sinh sống. Tổ chức tự quản về BVMT được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và BVMT; Tổ chức thu gom, tập kết, xử lý chất thải; Giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư và nơi công cộng; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về BVMT và tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường; Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn

     Theo Điều 146, Luật BVMT năm 2014, cộng đồng dân cư có quyền và nghĩa vụ sau đây:

     Thứ nhất, đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; Tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.

     Thứ hai, đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở.

     Thứ ba, đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

     Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu của đại diện cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều 146, Luật BVMT năm 2014.

     Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã có các quy định về vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó có quy định về lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (Điều 6); Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để thực hiện quyền giám sát, đề xuất các biện pháp thực hiện quy hoạch tài nguyên nước (khoản 4, Điều 24); Dự án xây dựng hồ chứa trên sông, suối phải có ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan (điểm c, khoản 2, Điều 53). Để hướng dẫn quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Các quy định này nhằm đề cao trách nhiệm, minh bạch thông tin về những tác động tiêu cực có thể gây ra ngay từ khi chuẩn bị thực hiện dự án.

     Người đại diện cho cộng đồng dân cư để thực hiện các quyền nói trên có thể là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.

(Tạp chí Môi trường)

CHỦ ĐỀ CỦA NĂM

LIÊN KẾT